Tin Tức & Sự Kiện

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
0989135885
0975778666

ĐỐI TÁC

THỐNG KÊ
Trực tuyến: 7 
Tổng : 1730702

Thưa Quý Khách hàng
Chúng tôi, Công ty cổ phần thiết bị nhà máy điện Việt Á Âu (tên viết tắt: Công ty CP thiết bị VAE ) xin cảm ơn Quý Ban đã dành cho chúng tôi cơ hội hợp tác và chia sẽ kinh nghiệm nhiều năm cung cấp với các quý công ty, chúng tôi chuyên sâu trong lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện, các nhà máy tự động hóa, máy phát điện... Với máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm, chắc chắn rằng sự hợp tác sẽ đem lại sự thành công và phồn thịnh, phát triển cho cả hai bên.
Để thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu và lựa chọn, chúng tôi xin gửi tới Quý Công ty bản hồ sơ năng lực với đầy đủ thông tin cơ bản về Công ty và sản phẩm của chúng tôi.
Rất mong Quý Công ty xem xét và tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia dự án với tư cách là nhà cung cấp và lắp đặt chính.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

    CÔNG TY CP THIẾT BỊ NHÀ MÁY ĐIỆN VIỆT Á ÂU    
 

Tua Bin Hơi Và Tua Bin Khí
SEL Rơle Bảo Vệ Đa Chức Năng
Cung cấp thiết bị điện cơ đồng bộ cho Nhà Máy Thủy điện Tà Sa - Cao Bằng
Thiết kế trạm biến áp 220/110KV

KINH NGHIỆM TỪ CHỦ ĐẦU TƯ...

 

Tổng công ty Xây dựng số 1 - TNHH MTV (CC1, thuộc Bộ Xây dựng) vừa chính thức cắt hợp đồng (HĐ) với nhà thầu Trung Quốc (TQ) Beijing IWHR Corporation (viết tắt IWHR) thi công dự án (DA) thủy điện Dakr’tih (TX Gia Nghĩa, Đắk Nông). Đây được xem là động thái quyết liệt đầu tiên của một trong số các chủ đầu tư (CĐT) VN trước những hậu quả do một số nhà thầu TQ gây ra đối với các DA thủy điện, nhiệt điện, hóa chất, thủy lợi và hạ tầng của VN thời gian qua.

 

Liên tục yêu sách...

DA thủy điện Dakr’tih có tổng công suất 144 MW, gồm 4 tổ máy, sản lượng điện dự kiến hơn 600 triệu kWh/năm, tổng vốn đầu tư gần 4.400 tỉ đồng. Để thực hiện DA, năm 2007, CC1 đã tổ chức đấu thầu quốc tế và IWHR trúng thầu gói “cung cấp và lắp đặt thiết bị cơ - điện chính” với tổng giá trị HĐ là 15,24 triệu USD và 2,64 tỉ đồng. HĐ yêu cầu nhà thầu phải hoàn thành 4 tổ máy trước ngày 20.7.2011. Tuy nhiên, tiến độ trên thực tế rất chậm trễ, và đến thời hạn cuối, ngày 20.7, sau khi mới hoàn thành một phần chương trình vận hành thử nghiệm của 2/4 tổ máy, IWHR đã đơn phương rút các chuyên gia kỹ thuật quan trọng khỏi công trường; đồng thời, không có kế hoạch cung cấp vật tư còn thiếu, không đệ trình quy trình và chương trình thử nghiệm, tiến độ và kế hoạch thực hiện các công việc tiếp theo...

Không dừng ở đó, IWHR còn liên tục đưa yêu sách đòi CC1 phải thanh toán ngay 10% giá trị HĐ. Ông Nguyễn Trung Nhương - Chủ tịch Hội đồng thành viên CC1 khẳng định, yêu cầu này của nhà thầu TQ hoàn toàn trái với quy định trong HĐ. Hiện tại, CC1 đã thanh toán cho nhà thầu đến 85% giá trị thiết bị theo đúng HĐ. Trong 15% giá trị còn lại, nhà thầu sẽ được thanh toán 10% sau khi hoàn thành công trình phù hợp với quy định của HĐ và nhận được chứng chỉ bàn giao công trình từ CC1. Còn lại 5% sẽ được thanh toán sau khi hết thời hạn bảo hành (2 năm kể từ ngày nghiệm thu). Tuy nhiên, dù công việc còn dở dang, IWHR lại ra tối hậu thư cho rằng nếu không thanh toán 10% giá trị thì họ không chấp nhận đàm phán để tiếp tục thực hiện HĐ.

Thái độ thiếu hợp tác này của IWHR đã khiến DA bị ngưng trệ, gây thiệt hại lớn cho CC1. Mặc dù trong thời gian từ 16.7 - 16.8, CC1 đã liên tục gửi hơn 10 văn bản với các nỗ lực đàm phán và kêu gọi nhà thầu hợp tác triển khai công việc, song IWHR vẫn không có phản hồi tích cực. Chính vì vậy, CC1 chính thức ra thông báo chấm dứt HĐ với IWHR. Chỉ sau khi bị cắt HĐ, thì đến ngày 3.9, IWHR mới cử đại diện đến VN để đàm phán với CC1.

Chây ì và lắm chiêu...

Ông Lê Hữu Việt Đức - Phó tổng giám đốc CC1 cho biết, do đi sau các DA thủy điện khác nên CC1 đã lường trước các tình huống có thể gặp phải. Đó là, với hầu hết DA do nhà thầu TQ thi công, họ gần như bỏ phần bảo hành hoặc dây dưa không thực hiện trách nhiệm bảo hành. Thậm chí, nhà thầu TQ còn kéo dài cả những công việc đương nhiên phải hoàn thành theo đúng HĐ. Mặt khác, các nhà thầu TQ thường cung cấp các phần mềm điều khiển thiết bị công nghệ mà trong đó thời gian sử dụng chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian ngắn sau khi bàn giao công trình. Điều này nhằm gây áp lực với CĐT để đòi thêm chi phí bản quyền phần mềm. Trong khi theo đúng nguyên tắc HĐ, nhà thầu phải bàn giao toàn bộ công nghệ, kể cả bản quyền các phần mềm điều khiển cho suốt tuổi thọ của DA. Vì vậy, đã có CĐT rơi vào trường hợp chỉ sau một thời gian vận hành, nhà máy ngưng hoạt động và lại phải tốn chi phí mời nhà thầu TQ sang sửa phần mềm.

 Trong quá trình dự thầu, nhà thầu TQ thường dùng cách bỏ giá rẻ. Tuy vậy, thực tế bao giờ họ cũng có sự toan tính phân bổ giá trị trong từng hạng mục gói thầu sao cho có lợi nhất và lách được quy định của VN. Chẳng hạn, theo quy định, những phần việc VN làm được thì phải giao cho nhà thầu VN. Nhưng cách của nhà thầu TQ là những phần việc họ làm được (cung ứng thiết bị) thì họ bỏ giá rất cao, phần việc sẽ đàm phán với nhà thầu VN (lắp đặt, gia công) thì bỏ giá rất thấp, thấp đến mức nhà thầu VN không thể chấp nhận được. Khi đó, với lý do không tìm được nhà thầu VN, họ bắt đầu ồ ạt đưa nhân công từ TQ qua. Vì giá nhân công của họ rất rẻ nên tổng giá gói thầu thấp, chứ nếu nói thiết bị TQ rẻ thì cũng không hẳn.

 

Trước đó, chúng tôi có tham khảo ý kiến nhiều phía, ngay cả chuyên gia đầu ngành về năng lượng và lãnh đạo cấp trên đều khuyên nên chấp nhận đàm phán với nhà thầu TQ và nhân nhượng tăng giá, thanh toán trước cho họ. Nhưng thực sự, đến thời điểm này, chúng tôi đều thống nhất rằng, cắt HĐ với nhà thầu TQ là quyết định đúng đắn nhất của toàn DA. Bởi nếu tiếp tục nhân nhượng với phía TQ, đồng ý thanh toán trước hạn 10% giá trị HĐ, thì vẫn không thể chắc chắn được việc nhà thầu TQ sẽ tiếp tục hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo HĐ hoặc các thiết bị sau khi lắp đặt sẽ đảm bảo vận hành đúng công suất thiết kế và được bảo hành đúng quy định. Trong khi đó, cứ một ngày chậm trễ, chúng tôi mất hơn 3 tỉ đồng. Sau khi cắt nhà thầu TQ, thì các công đoạn phức tạp còn lại như cân bằng động, điều tốc, kích từ... đều được nhà thầu VN làm trong thời gian ngắn kỷ lục. Nhờ vậy, ngay trong tháng 9/2011 đã phát điện 2 tổ máy, còn lại 2 tổ máy cũng sẽ phát điện trong tháng 10/2011.

 

Hơn nữa, qua nhiều tình huống thực tế xảy ra trên công trường cũng cho thấy sự thiếu hợp tác và năng lực hạn chế của nhà thầu TQ. “Do họ không dùng ngoại ngữ, chúng tôi buộc phải có phiên dịch tiếng TQ, nên thời gian làm việc cũng chậm hơn. Trong quá trình làm việc, nhà thầu TQ luôn chậm trễ trong việc cung cấp vật tư kéo theo việc lắp đặt các tổ máy bị chậm trễ. Ngoài ra, một số chuyên gia TQ không có trình độ cao, khi xảy ra sự cố gì về kỹ thuật họ đều phải gửi về TQ xin ý kiến. Thậm chí có những việc rất nhỏ cũng phải chờ đợi rất mất thời gian. Có những vướng mắc tại hiện trường, chuyên gia TQ xin phép bay về nước để xin ý kiến mất 5 - 7 ngày, thậm chí đã có trường hợp mất vài tuần nhưng vẫn không xử lý được. Đến nỗi chúng tôi sốt ruột quá phải đứng ra tự xử lý và chấp nhận không bảo hành phần việc đó, mà khi mình tự làm chỉ mất 15 phút”, ông Đức nói.

Chủ đầu tư phải “nắm đằng cán”

Trên thực tế, tình trạng nhà thầu TQ trúng thầu với giá rẻ nhất rồi sau đó dây dưa, chây ì để đòi các yêu sách như trên không phải là cá biệt, mà xảy ra ở một số DA quy mô lớn khác. Tuy nhiên, đa phần CĐT đều “cắn răng” nhân nhượng trước các đòi hỏi của nhà thầu TQ để triển khai tiếp DA. Cho nên, quyết định cắt HĐ với nhà thầu TQ ở DA thủy điện Dakr’tih trở thành một việc làm chưa có tiền lệ. Theo ông Đức, chấm dứt HĐ với nhà thầu TQ không dễ nhưng hoàn toàn có thể nếu CĐT chủ động “nắm đằng cán” ngay từ đầu. Chính bởi chủ động nên CC1 đã có sự tính toán, đề phòng đối với nhà thầu TQ ngay trong quá trình đàm phán.

Về nguyên tắc, các DA đấu thầu quốc tế đều phải tuân thủ HĐ mẫu của Hiệp hội Kỹ sư tư vấn quốc tế (FIDIC). Nhưng FIDIC chỉ là mẫu chung, quan trọng là các phụ lục và một số điều khoản đặc biệt. Chẳng hạn, hiện nay CC1 đã tịch thu bảo lãnh thực hiện HĐ (trị giá 10% hợp đồng) của IWHR, trong khi nhiều CĐT khác không làm được nếu nhà thầu không đồng ý. Là bởi trước đó, trong hồ sơ mời thầu, CC1 đã quy định rõ ràng, CĐT có thể tịch thu bảo lãnh thực hiện HĐ vô điều kiện, còn mọi tranh chấp thì hạ hồi phân giải theo pháp luật. Như vậy, về tài chính, hiện  CC1 đang giữ 25% giá trị HĐ đã ký với TQ IWHR, xấp xỉ 4,5 triệu USD. “Chủ động về cơ sở pháp lý, về tài chính và làm chủ được công nghệ là yếu tố tiên quyết để giữ đúng tư thế CĐT trước nhà thầu TQ. Đặc biệt, ngay từ khi đàm phán HĐ với nhà thầu TQ, quy định càng rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Mà thực ra đối với nhà thầu nào cũng vậy, HĐ càng chi tiết, rành mạch thì càng dễ xử lý”, ông Đức nhấn mạnh.

Ông Lê Hữu Việt Đức - Phó tổng giám đốc CC1: Quyết định đúng đắn

..."Trong quá trình dự thầu, nhà thầu Trung Quốc thường dùng cách bỏ giá rẻ. Tuy vậy, thực tế bao giờ họ cũng có sự toan tính phân bổ giá trị trong từng hạng mục gói thầu sao cho có lợi nhất và lách được quy định của VN.."

 

Theo www.thanhnien.com.vn

 

VAE TƯ VẤN...

 

1. Hiện nay một số dự án đã thực hiện chọn phương án Hồ sơ mời thầu trọn gói bao gồm cung cấp trọn bộ thiết bị kèm dịch vụ trong nhà máy với đánh giá là để đơn giản và trọn bộ. Tuy nhiên khi thực hiện thực tế đã nảy sinh một số bộc lộ như: trong gói thầu trọn bộ, nhà thầu chính sẽ tập hợp nhiều nhà thầu phụ, sự kết hợp thống nhất khi thực hiện giữa các nhà thầu phụ của nhà thầu chính thiếu nhịp nhàng, chủ đầu tư khó kiểm soát trực tiếp hoạt động thi công cũng như bảo hành của các nhà thầu phụ,... dẫn đến công trình thi công bị kéo dài, thiết bị khó kiểm soát chi tiết chủng loại chất lượng, giá thành tổng thể không rẻ như đánh giá ban đầu...

Như vậy, kinh nghiệm được rút ra là dự án nên tách thành các gói thầu thiết bị. Với nhóm thiết bị điện cơ trong nhà máy nên tách thành các gói thầu để lựa chọn thiết bị tốt, đáp ứng dịch vụ đặc thù từng gói như:

- Gói thầu thiết bị tua-bin, máy phát, thiết bị thủy lực, điều tốc và kích từ. 

- Gói thầu thiết bị nhất thứ: Thiết bị trạm nâng áp (35, 110, 220kV). tủ trung thế.

- Gói thầu thiết bị nhị thứ: hệ thống điều khiển giám sát (điều khiển máy tính, DCS...), SCADA, hệ thống rơ le bảo vệ, hệ thống đo đếm mua bán điện năng, cáp điều khiển và hệ thống điện tự dùng AC/DC.

- Gói thầu lắp đặt, thí nghiệm (đảm bảo tính độc lập đánh giá tình trạng, chất lượng thiết bị...)

....

Với việc rút kinh nghiệm học hỏi từ nhiều dự án đã thực hiện, trình độ quản lý dự án từ các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã thực hiện tại Việt Nam thời gian qua, nhiều Chủ đầu tư đã được tư vấn thực hiện việc quản lý dự án, phối hợp thực hiện rất tốt, nhịp nhàng giữa nhiều nhà thầu thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào một nhà thầu chính duy nhất, cũng như chủ động hơn trong việc giám sát, thậm chí phạt các nhà thầu khi vi phạm cam kết hợp đồng trong các gói thầu riêng lẻ... mà kết quả là phải đảm bảo đưa dự án vào vận hành đúng tiến độ, đạt hiệu quả kinh tế đầu tư.

2. Với các gói thầu thiết bị đặc biệt, như gói thầu Hệ thống thiết bị điều khiển bảo vệ, Chủ đầu tư nên chọn nhà thầu trong nước với các lý do sau:

  • Nhiều Nhà thầu trong nước hiện nay có đầy đủ kinh nghiệm, năng lực... để thiết kế, tích hợp, lắp đặt, thí nghiệm và chuyển giao các hệ thống điều khiển máy tính DCS phức tạp, hệ thống rơ le bảo vệ, hệ thống đo đếm mua bán điện năng, hệ thống SCADA ... kết nối tới các Trung tâm điều độ hệ thống điện theo đúng yêu cầu quy định tiểu chuẩn quốc tế, đặc biệt các yêu cầu của EVN quy định khi kết nối Hệ thống điện Việt Nam cho dự án, đảm bảo đóng điện công trình đúng với tiến độ thời gian Chủ đầu tư đặt ra.
  • Các thiết bị thành phần như: thiết bị điều khiển lập trình PLC, rơ le bảo vệ kỹ thuật số, thiết bị đo lường... nhà thầu Việt Nam cung cấp có xuất xứ từ các nước phát triển G7, phổ thông, dễ dàng cung cấp, tìm mua và thay thế nguyên gốc hoặc chủng loại tương đương tại Việt Nam.
  • Giao tiếp, xử lý trên công trường giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thuận lợi hơn khi cùng ngôn ngữ, giảm các cấp xử lý, bất đồng tránh được khi thực hiện.... rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa công trình vào làm việc vì hệ thống điều khiển bảo vệ là hệ thống cần ghép nối tới nhiều thiết bị và thời gian chuyển giao lắp đặt dài bao trùm toàn bộ dự án.
  • Nhà thầu trong nước có hướng dẫn, chuyển giao đầy đủ (công nghệ, phần mềm). Xử lý khi có sự cố trục trặc nhanh 24/24h bằng điện thoại hoặc cử cán bộ đến hiện trường nhanh. Tự chủ hơn trong quá trình vận hành sau này.

Giá thành tổng thế toàn dự án: khi chọn nhà thầu Việt Nam chi phí thiết bị, lắp đặt, chi phí trong quản lý vận hành cho Hệ thống điều khiển và bảo vệ sẽ thấp hơn nếu chọn nhà thầu nước ngoài, mang lại lợi ích kinh tế cao cho Chủ đầu tư.