Tất
nhiên để chuyển từ tiềm năng lý thuyết thành tiềm năng có thể khai
thác, đến tiềm năng kỹ thuật, và cuối cùng thành tiềm năng kinh tế là
cả một câu chuyện dài, nhưng điều đó không ngăn cản việc chúng ta xem
xét thấu đáo tiềm năng to lớn về năng lượng gió ở nước ta.
Theo
nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), hai vùng giàu tiềm năng nhất để
phát triển năng lượng gió của nước ta là Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng
đồi cát ở độ cao 60-100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Gió
vùng này không những có vận tốc trung bình lớn mà còn có một thuận lợi
khác. Đó là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định.
Đây là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lượng gió.
Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió Nam và Đông Nam lên đến 98% với
vận tốc trung bình 6-7m/s, tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện
gió công suất 3-3,5MW.
Thực tế là người dân khu vực Ninh Thuận
cũng đã tự chế tạo một số máy phát điện gió cỡ nhỏ để thắp sáng. Ở cả
hai khu vực này, dân cư thưa thớt, thời tiết khô nóng khắc nghiệt và
đều là những vùng dân tộc đặc biệt khó khăn.
Nhược điểm lớn
nhất của năng lượng gió là sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chế
độ gió. Vì vậy, theo các chuyên gia, khi thiết kế cần nghiên cứu hết
sức chi tiết về chế độ gió, địa hình cũng như loại gió không có các
dòng rối (ảnh hưởng không tốt đến máy phát).
Cũng vì những lý
do có tính phụ thuộc vào điều kiện môi trường như trên, năng lượng gió
tuy ngày càng phổ biến và quan trọng nhưng không thể là nguồn năng
lượng chủ lực.
Tuy nhiên, khả năng kết hợp giữa điện gió và
thủy điện tích năng lại mở ra cơ hội cho Việt Nam. Một mặt, có thể đa
dạng hóa được nguồn năng lượng, kết hợp những nguồn năng lượng truyền
thống với những nguồn năng lượng tái tạo sạch với chi phí hợp lý; mặt
khác có thể khai thác được thế mạnh, đồng thời hạn chế của mỗi nguồn
năng lượng và tận dụng các nguồn năng lượng này trong mối quan hệ bổ
sung lẫn nhau.
Một điểm cần lưu ý nữa là khả năng các trạm
điện gió sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn trong khi vận hành, cũng như có thể
phá vỡ cảnh quan tự nhiên và ảnh hưởng đến tín hiệu của các sóng vô
tuyến nếu các yếu tố về kỹ thuật không được quan tâm đúng mức. Do vậy,
khi xây dựng các khu điện gió cần tính toán khoảng cách hợp lý đến các
khu dân cư, khu du lịch để không gây những tác động tiêu cực.
Khác
với điện hạt nhân luôn cần một quy trình kỹ thuật và giám sát hết sức
nghiêm ngặt, việc xây lắp điện gió không đòi hỏi quy trình khắt khe đó.
TS.Vũ Thành Tự An và Đàm Quang Minh, những chuyên gia về điện gió cho
rằng với kinh nghiệm phát triển điện gió thành công của các nước trên
thế giới, với những lợi thế về mặt địa lí của Việt Nam, chúng ta hoàn
toàn có thể phát triển năng lượng điện gió để đóng góp vào sự phát
triển chung của nền kinh tế. "Liệu Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu
trong phát triển nguồn năng lượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào các
quyết sách ngày hôm nay". Ngày 2.10, Chánh văn phòng UBND H.Tuy Phong
(Bình Thuận) Dương Thanh Thiện cho biết, tất cả 5 tua-bin điện gió của
dự án (DA) điện gió Bình Thạnh, H.Tuy Phong đã chính thức hoạt động và
phát điện vào hệ thống lưới điện quốc gia (5 tua-bin có công suất tổng
cộng 7,5 MW, kinh phí gần 817 tỉ đồng).
Đây là giai đoạn 1 của dự án
phong điện lớn nhất Đông Nam Á do Cty cổ phần Năng Lượng tái tạo Việt
Nam (REVN) làm chủ đầu tư, như vậy 1 phần giai đoạn 1 của dự án phong
điện 1 đã hoàn thành, dự kiến giai đoạn 1 của dự án phong điện 1 sẽ
tiếp tục lắp đặt 15 tua bin còn lại.từ nay đến cuối năm 2009 sẽ tiếp
tục lắp đặt 7 tua-bin nữa đưa vào hoạt động, hòa vào lưới điện quốc gia
Mười năm trở lại đây điện gió phát triển đột biến, lý do trước hết
nằm ở nguy cơ khủng hoảng năng lượng của các nước đã phát triển. Mặt
khác, mối quan tâm ngày càng cao của các nước này về bảo vệ môi trường
đã tiếp thêm sức mạnh cho những nỗ lực tìm kiếm các dạng năng lượng tái
tạo thân thiện với môi trường, trong đó điện gió hiển nhiên là một ứng
cử viên sáng giá. Đức là nước dẫn đầu chiếm hơn 30% tổng công suất điện
gió của thế giới. Sau đó là Tây Ban Nha và Mỹ.
Ở Anh, số lượng
các tuốc bin phát điện bằng sức gió lắp đặt mới sẽ tiếp tục gia tăng
trong vòng ít nhất 4 năm tới, mặc dù có nhiều phản đối vì chúng gây
tiếng ồn và mất mỹ quan. Điều này sẽ khiến tốc độ tăng trưởng của ngành
công nghiệp năng lượng gió sẽ gia tăng nhanh hơn dự kiến. Năng lượng
gió riêng ở Scotland có thể gia tăng nhiều nhất, đạt sản lượng khoảng
6000 MW vào năm 2010 tức là gấp gần 10 lần so với khoảng 665 MW trong
năm nay. Các tuốc bin chạy bằng sức gió ở đất liền hiện cung cấp điện
cho khoảng 3 triệu gia đình ở Anh và chiếm 5% tổng sản lượng điện của
nước này.
Tại các nước châu Âu, các nhà máy điện gió không cần
đầu tư vào đất đai để xây dựng các trạm tuốc bin mà thuê ngay đất của
nông dân. Giá thuê đất khoảng 20% giá thành vận hành thường xuyên giúp
mang lại một nguồn thu nhập ổn định cho nông dân, trong khi diện tích
canh tác không bị ảnh hưởng nhiều. |